Đa phối đực
Đa phối đực

Đa phối đực

Hiện tượng đa phối đực (Polyandry) trong tự nhiên là một lớp hệ thống giao phối, trong đó một con cái sẽ giao phối/giao cấu với nhiều con đực trong một mùa sinh sản. Đa phối đực thường được so sánh với hệ thống đa phu (lấy nhiều chồng/chung vợ) của con người. Chúng hình thành dựa trên lợi ích và mất mát mà các thành viên của mỗi giới tính phải gánh chịu. Trái ngược với đa phối đực thì đa phối cái hay đa thê hay chung chồng (Polygyny) là nơi một con đực sẽ giao phối với nhiều con cái trong mùa sinh sản (ví dụ: sư tử, hươu, một số loài linh trưởng và nhiều hệ thống có con đực đầu đàn- cá thể alpha).Một ví dụ phổ biến về giao phối đa phu hay đa phối đực có thể được tìm thấy trong dế đồng (Gryllus bimaculatus) của động vật không xương sống Orthoptera (gồm dế, châu chấu và cào cào). Hành vi đa phối đực cũng phổ biến ở nhiều loài côn trùng khác, bao gồm bọ bột đỏ và loài nhện Stegodyphus lineatus. Đa phối đực cũng xảy ra ở một số loài linh trưởng như khỉ Marmoset, nhóm động vật có vú là Antechinus và các loài thú có túi, khoảng 1% trong số tất cả các loài chim, như loài chim Jacana và chim Dunnocks (Prunella modularis), ở côn trùng như ong mật (ong chúa) và ở cá như cá ống (phân họ cá chìa vôi-Syngnathinae). Có giả thuyết cho rằng chế độ đa thê phổ biến hơn ở các sinh vật nơi sự không tương thích này có nhiều khả năng hơn. Điều này đặc biệt đúng trong các sinh vật hoạt bát.